Sưu tầm:
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
Sống trong cuộc đời, đã mấy ai dám tự nhận bản thân mình không có một lúc nào đó lỡ miệng, lỡ lời. Bởi đã là con người, hầu như ai cũng ít nhiều trải qua những cung bậc “hỉ nộ ái ố”. Vợ chồng, anh em, bạn bè, đồng môn, đồng nghiệp dù thân thiết, chân tình đến mấy, cũng khó tránh khỏi có lúc “nóng lạnh” mà phát ra lời nọ ý kia không hợp lòng nhau. Đến vô tri, vô giác như cái bát để trong giàn có lúc còn xô nhau mà, huống chi con người ăn ở, sinh sống, công tác với nhau hằng ngày. Vài ba lời giận hờn, mắng mỏ nhất thời rồi lại bao dung cho qua, miễn là cái tâm mình lành, cái dạ mình thiện, động cơ mình sáng, thì sự “va chạm” nhau trong lời nói, giao tiếp của con người được ví như một thứ “gia vị” làm cho cuộc sống này thêm phong phú. Chứ quanh năm ngày tháng, chỗ nào, ở đâu mà ai ai cũng “giữ miếng” nhau thì cuộc đời sao tránh khỏi đơn điệu, tẻ nhạt!
Dân gian có câu “đa ngôn đa quá”, nghĩa là người nói nhiều thì dễ sai lời, mắc lỗi. Đúng là nói nhiều chưa chắc đã hay, nhưng có người nói nhiều mà vẫn vô hại, ví như những người thích tếu táo, trêu đùa chỉ nhằm mục đích duy nhất là gây cười, tạo thêm niềm vui cho người khác. “Đa ngôn” trong trường hợp này là không “đa quá”.
Trong khi cuộc sống rất cần nhiều tiếng cười, niềm vui để giải tỏa những áp lực căng thẳng từ xã hội hiện đại, thì thời nay, nhiều cư dân mạng lại bị cuốn vào tâm lý đám đông rồi “xả” ra đủ thứ trên mạng xã hội. Mà lạ thay, có người cứ gặp đâu nói đấy, thích gì nói đấy, nói như cho bõ tức, nói như cho hả lòng hả dạ, nói cho “sướng mồm sướng miệng”, nói để thể hiện “ta đây là người hiểu biết” mà thực ra có khi chẳng biết mình đang nói cái gì, động chạm đến cái gì, vì chỉ biết a dua theo vô thức. Lại nữa, có người cứ nghĩ những bất cập, hạn chế, tiêu cực trong cuộc sống, xã hội này là do người khác gây ra, nên họ cứ tùy tiện ám chỉ, mỉa mai, phê phán, chì chiết mà không biết rằng, mình đang xúc phạm cộng đồng, xã hội.
Đáng nói nhất là những người nhân danh kẻ sĩ, trí thức có hiểu biết khi nhận định, phân tích, bình luận một vấn đề nào đó theo kiểu “chẻ sợi tóc làm tư”, lươn lẹo dùng các thủ thuật “ngụy khoa học” để đánh tráo khái niệm, nhìn một cây rồi đánh giá cả cánh rừng, thổi phồng, thậm chí “hô biến” một hiện tượng đơn lẻ thành bản chất nhằm lèo lái dư luận nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực. Mà cái lối nói, lối viết của họ thoạt nghe, thoạt xem cứ tưởng là khách quan, công tâm lắm, nhưng nhìn sâu, đọc kỹ mới thấy “thông điệp” đưa ra hàm chứa đầy tinh vi, xảo trá. Những người này thuộc diện “Khẩu thiệt đại can qua” (miệng lưỡi thay giáo mộc), hàm ý chỉ kẻ dùng lời nói thay cho giáo mác (qua) để đâm chém người ta, tức là hại người ta; và cũng chính họ dùng lời nói thay cho cái mộc (can) để che chở cho mình, tức là cố ý giấu diếm, lấp liếm lỗi lầm của mình. Cái thứ nói năng, phát ngôn chứa đựng động cơ “gắp lửa bỏ tay người” như thế, thực chất là một thứ ác khẩu, mà nhà Phật gọi là “ác ngữ”.
Ác ngữ là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói, đó là: vọng ngữ (nói láo), ỷ ngữ (nói thêu dệt), lưỡng thiệt (đâm thọc), ác khẩu (chửi rủa). Những người “ác khẩu” thì sớm muộn cũng sẽ gánh chịu “khẩu nghiệp”, tức là phải chịu cái hệ lụy, hậu quả do những lời ác ý, ác tâm của mình gây ra. Thông thường, một lời ác khẩu của một người trong đời sống thực có thể gây phiền toái, liên lụy, xúc phạm đến một hay vài ba người khác; nhưng mỗi cư dân mạng chỉ cần “like”, “share”, “comment” trên mạng xã hội thì một lời ác khẩu có thể nhân lên, biến thành hàng vạn, thậm chí hàng triệu lời ác khẩu thì lúc đó, hệ lụy kéo theo vô cùng lớn. Và như vậy, cái khẩu nghiệp của một người có thể cuốn vô số người khác bị khẩu nghiệp theo.
Theo nhà Phật, trong mười nghiệp bất thiện của con người thì khẩu nghiệp có bốn, tức là chiếm gần một nửa. Nếu cứ tạo khẩu nghiệp triền miên, con người không chỉ gây hại cho người khác, cộng đồng, xã hội mà bản thân họ cũng không được thanh thản, thảnh thơi, thậm chí rơi vào cảnh luân hồi đau khổ. Vậy nên, nếu ai mà không chú trọng tu tâm rèn tính, tu thân tích đức, nói lời hay, làm việc thiện, thì người đó sẽ khó tránh khỏi phiền toái, hệ lụy. Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!./Sống trong cuộc đời, đã mấy ai dám tự nhận bản thân mình không có một lúc nào đó lỡ miệng, lỡ lời. Bởi đã là con người, hầu như ai cũng ít nhiều trải qua những cung bậc “hỉ nộ ái ố”. Vợ chồng, anh em, bạn bè, đồng môn, đồng nghiệp dù thân thiết, chân tình đến mấy, cũng khó tránh khỏi có lúc “nóng lạnh” mà phát ra lời nọ ý kia không hợp lòng nhau. Đến vô tri, vô giác như cái bát để trong giàn có lúc còn xô nhau mà, huống chi con người ăn ở, sinh sống, công tác với nhau hằng ngày. Vài ba lời giận hờn, mắng mỏ nhất thời rồi lại bao dung cho qua, miễn là cái tâm mình lành, cái dạ mình thiện, động cơ mình sáng, thì sự “va chạm” nhau trong lời nói, giao tiếp của con người được ví như một thứ “gia vị” làm cho cuộc sống này thêm phong phú. Chứ quanh năm ngày tháng, chỗ nào, ở đâu mà ai ai cũng “giữ miếng” nhau thì cuộc đời sao tránh khỏi đơn điệu, tẻ nhạt!
Dân gian có câu “đa ngôn đa quá”, nghĩa là người nói nhiều thì dễ sai lời, mắc lỗi. Đúng là nói nhiều chưa chắc đã hay, nhưng có người nói nhiều mà vẫn vô hại, ví như những người thích tếu táo, trêu đùa chỉ nhằm mục đích duy nhất là gây cười, tạo thêm niềm vui cho người khác. “Đa ngôn” trong trường hợp này là không “đa quá”.
Trong khi cuộc sống rất cần nhiều tiếng cười, niềm vui để giải tỏa những áp lực căng thẳng từ xã hội hiện đại, thì thời nay, nhiều cư dân mạng lại bị cuốn vào tâm lý đám đông rồi “xả” ra đủ thứ trên mạng xã hội. Mà lạ thay, có người cứ gặp đâu nói đấy, thích gì nói đấy, nói như cho bõ tức, nói như cho hả lòng hả dạ, nói cho “sướng mồm sướng miệng”, nói để thể hiện “ta đây là người hiểu biết” mà thực ra có khi chẳng biết mình đang nói cái gì, động chạm đến cái gì, vì chỉ biết a dua theo vô thức. Lại nữa, có người cứ nghĩ những bất cập, hạn chế, tiêu cực trong cuộc sống, xã hội này là do người khác gây ra, nên họ cứ tùy tiện ám chỉ, mỉa mai, phê phán, chì chiết mà không biết rằng, mình đang xúc phạm cộng đồng, xã hội.
Đáng nói nhất là những người nhân danh kẻ sĩ, trí thức có hiểu biết khi nhận định, phân tích, bình luận một vấn đề nào đó theo kiểu “chẻ sợi tóc làm tư”, lươn lẹo dùng các thủ thuật “ngụy khoa học” để đánh tráo khái niệm, nhìn một cây rồi đánh giá cả cánh rừng, thổi phồng, thậm chí “hô biến” một hiện tượng đơn lẻ thành bản chất nhằm lèo lái dư luận nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực. Mà cái lối nói, lối viết của họ thoạt nghe, thoạt xem cứ tưởng là khách quan, công tâm lắm, nhưng nhìn sâu, đọc kỹ mới thấy “thông điệp” đưa ra hàm chứa đầy tinh vi, xảo trá. Những người này thuộc diện “Khẩu thiệt đại can qua” (miệng lưỡi thay giáo mộc), hàm ý chỉ kẻ dùng lời nói thay cho giáo mác (qua) để đâm chém người ta, tức là hại người ta; và cũng chính họ dùng lời nói thay cho cái mộc (can) để che chở cho mình, tức là cố ý giấu diếm, lấp liếm lỗi lầm của mình. Cái thứ nói năng, phát ngôn chứa đựng động cơ “gắp lửa bỏ tay người” như thế, thực chất là một thứ ác khẩu, mà nhà Phật gọi là “ác ngữ”.
Ác ngữ là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói, đó là: vọng ngữ (nói láo), ỷ ngữ (nói thêu dệt), lưỡng thiệt (đâm thọc), ác khẩu (chửi rủa). Những người “ác khẩu” thì sớm muộn cũng sẽ gánh chịu “khẩu nghiệp”, tức là phải chịu cái hệ lụy, hậu quả do những lời ác ý, ác tâm của mình gây ra. Thông thường, một lời ác khẩu của một người trong đời sống thực có thể gây phiền toái, liên lụy, xúc phạm đến một hay vài ba người khác; nhưng mỗi cư dân mạng chỉ cần “like”, “share”, “comment” trên mạng xã hội thì một lời ác khẩu có thể nhân lên, biến thành hàng vạn, thậm chí hàng triệu lời ác khẩu thì lúc đó, hệ lụy kéo theo vô cùng lớn. Và như vậy, cái khẩu nghiệp của một người có thể cuốn vô số người khác bị khẩu nghiệp theo.
Theo nhà Phật, trong mười nghiệp bất thiện của con người thì khẩu nghiệp có bốn, tức là chiếm gần một nửa. Nếu cứ tạo khẩu nghiệp triền miên, con người không chỉ gây hại cho người khác, cộng đồng, xã hội mà bản thân họ cũng không được thanh thản, thảnh thơi, thậm chí rơi vào cảnh luân hồi đau khổ. Vậy nên, nếu ai mà không chú trọng tu tâm rèn tính, tu thân tích đức, nói lời hay, làm việc thiện, thì người đó sẽ khó tránh khỏi phiền toái, hệ lụy. Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
Sống trong cuộc đời, đã mấy ai dám tự nhận bản thân mình không có một lúc nào đó lỡ miệng, lỡ lời. Bởi đã là con người, hầu như ai cũng ít nhiều trải qua những cung bậc “hỉ nộ ái ố”. Vợ chồng, anh em, bạn bè, đồng môn, đồng nghiệp dù thân thiết, chân tình đến mấy, cũng khó tránh khỏi có lúc “nóng lạnh” mà phát ra lời nọ ý kia không hợp lòng nhau. Đến vô tri, vô giác như cái bát để trong giàn có lúc còn xô nhau mà, huống chi con người ăn ở, sinh sống, công tác với nhau hằng ngày. Vài ba lời giận hờn, mắng mỏ nhất thời rồi lại bao dung cho qua, miễn là cái tâm mình lành, cái dạ mình thiện, động cơ mình sáng, thì sự “va chạm” nhau trong lời nói, giao tiếp của con người được ví như một thứ “gia vị” làm cho cuộc sống này thêm phong phú. Chứ quanh năm ngày tháng, chỗ nào, ở đâu mà ai ai cũng “giữ miếng” nhau thì cuộc đời sao tránh khỏi đơn điệu, tẻ nhạt!
Dân gian có câu “đa ngôn đa quá”, nghĩa là người nói nhiều thì dễ sai lời, mắc lỗi. Đúng là nói nhiều chưa chắc đã hay, nhưng có người nói nhiều mà vẫn vô hại, ví như những người thích tếu táo, trêu đùa chỉ nhằm mục đích duy nhất là gây cười, tạo thêm niềm vui cho người khác. “Đa ngôn” trong trường hợp này là không “đa quá”.
Trong khi cuộc sống rất cần nhiều tiếng cười, niềm vui để giải tỏa những áp lực căng thẳng từ xã hội hiện đại, thì thời nay, nhiều cư dân mạng lại bị cuốn vào tâm lý đám đông rồi “xả” ra đủ thứ trên mạng xã hội. Mà lạ thay, có người cứ gặp đâu nói đấy, thích gì nói đấy, nói như cho bõ tức, nói như cho hả lòng hả dạ, nói cho “sướng mồm sướng miệng”, nói để thể hiện “ta đây là người hiểu biết” mà thực ra có khi chẳng biết mình đang nói cái gì, động chạm đến cái gì, vì chỉ biết a dua theo vô thức. Lại nữa, có người cứ nghĩ những bất cập, hạn chế, tiêu cực trong cuộc sống, xã hội này là do người khác gây ra, nên họ cứ tùy tiện ám chỉ, mỉa mai, phê phán, chì chiết mà không biết rằng, mình đang xúc phạm cộng đồng, xã hội.
Đáng nói nhất là những người nhân danh kẻ sĩ, trí thức có hiểu biết khi nhận định, phân tích, bình luận một vấn đề nào đó theo kiểu “chẻ sợi tóc làm tư”, lươn lẹo dùng các thủ thuật “ngụy khoa học” để đánh tráo khái niệm, nhìn một cây rồi đánh giá cả cánh rừng, thổi phồng, thậm chí “hô biến” một hiện tượng đơn lẻ thành bản chất nhằm lèo lái dư luận nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực. Mà cái lối nói, lối viết của họ thoạt nghe, thoạt xem cứ tưởng là khách quan, công tâm lắm, nhưng nhìn sâu, đọc kỹ mới thấy “thông điệp” đưa ra hàm chứa đầy tinh vi, xảo trá. Những người này thuộc diện “Khẩu thiệt đại can qua” (miệng lưỡi thay giáo mộc), hàm ý chỉ kẻ dùng lời nói thay cho giáo mác (qua) để đâm chém người ta, tức là hại người ta; và cũng chính họ dùng lời nói thay cho cái mộc (can) để che chở cho mình, tức là cố ý giấu diếm, lấp liếm lỗi lầm của mình. Cái thứ nói năng, phát ngôn chứa đựng động cơ “gắp lửa bỏ tay người” như thế, thực chất là một thứ ác khẩu, mà nhà Phật gọi là “ác ngữ”.
Ác ngữ là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói, đó là: vọng ngữ (nói láo), ỷ ngữ (nói thêu dệt), lưỡng thiệt (đâm thọc), ác khẩu (chửi rủa). Những người “ác khẩu” thì sớm muộn cũng sẽ gánh chịu “khẩu nghiệp”, tức là phải chịu cái hệ lụy, hậu quả do những lời ác ý, ác tâm của mình gây ra. Thông thường, một lời ác khẩu của một người trong đời sống thực có thể gây phiền toái, liên lụy, xúc phạm đến một hay vài ba người khác; nhưng mỗi cư dân mạng chỉ cần “like”, “share”, “comment” trên mạng xã hội thì một lời ác khẩu có thể nhân lên, biến thành hàng vạn, thậm chí hàng triệu lời ác khẩu thì lúc đó, hệ lụy kéo theo vô cùng lớn. Và như vậy, cái khẩu nghiệp của một người có thể cuốn vô số người khác bị khẩu nghiệp theo.
Theo nhà Phật, trong mười nghiệp bất thiện của con người thì khẩu nghiệp có bốn, tức là chiếm gần một nửa. Nếu cứ tạo khẩu nghiệp triền miên, con người không chỉ gây hại cho người khác, cộng đồng, xã hội mà bản thân họ cũng không được thanh thản, thảnh thơi, thậm chí rơi vào cảnh luân hồi đau khổ. Vậy nên, nếu ai mà không chú trọng tu tâm rèn tính, tu thân tích đức, nói lời hay, làm việc thiện, thì người đó sẽ khó tránh khỏi phiền toái, hệ lụy. Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!./Sống trong cuộc đời, đã mấy ai dám tự nhận bản thân mình không có một lúc nào đó lỡ miệng, lỡ lời. Bởi đã là con người, hầu như ai cũng ít nhiều trải qua những cung bậc “hỉ nộ ái ố”. Vợ chồng, anh em, bạn bè, đồng môn, đồng nghiệp dù thân thiết, chân tình đến mấy, cũng khó tránh khỏi có lúc “nóng lạnh” mà phát ra lời nọ ý kia không hợp lòng nhau. Đến vô tri, vô giác như cái bát để trong giàn có lúc còn xô nhau mà, huống chi con người ăn ở, sinh sống, công tác với nhau hằng ngày. Vài ba lời giận hờn, mắng mỏ nhất thời rồi lại bao dung cho qua, miễn là cái tâm mình lành, cái dạ mình thiện, động cơ mình sáng, thì sự “va chạm” nhau trong lời nói, giao tiếp của con người được ví như một thứ “gia vị” làm cho cuộc sống này thêm phong phú. Chứ quanh năm ngày tháng, chỗ nào, ở đâu mà ai ai cũng “giữ miếng” nhau thì cuộc đời sao tránh khỏi đơn điệu, tẻ nhạt!
Dân gian có câu “đa ngôn đa quá”, nghĩa là người nói nhiều thì dễ sai lời, mắc lỗi. Đúng là nói nhiều chưa chắc đã hay, nhưng có người nói nhiều mà vẫn vô hại, ví như những người thích tếu táo, trêu đùa chỉ nhằm mục đích duy nhất là gây cười, tạo thêm niềm vui cho người khác. “Đa ngôn” trong trường hợp này là không “đa quá”.
Trong khi cuộc sống rất cần nhiều tiếng cười, niềm vui để giải tỏa những áp lực căng thẳng từ xã hội hiện đại, thì thời nay, nhiều cư dân mạng lại bị cuốn vào tâm lý đám đông rồi “xả” ra đủ thứ trên mạng xã hội. Mà lạ thay, có người cứ gặp đâu nói đấy, thích gì nói đấy, nói như cho bõ tức, nói như cho hả lòng hả dạ, nói cho “sướng mồm sướng miệng”, nói để thể hiện “ta đây là người hiểu biết” mà thực ra có khi chẳng biết mình đang nói cái gì, động chạm đến cái gì, vì chỉ biết a dua theo vô thức. Lại nữa, có người cứ nghĩ những bất cập, hạn chế, tiêu cực trong cuộc sống, xã hội này là do người khác gây ra, nên họ cứ tùy tiện ám chỉ, mỉa mai, phê phán, chì chiết mà không biết rằng, mình đang xúc phạm cộng đồng, xã hội.
Đáng nói nhất là những người nhân danh kẻ sĩ, trí thức có hiểu biết khi nhận định, phân tích, bình luận một vấn đề nào đó theo kiểu “chẻ sợi tóc làm tư”, lươn lẹo dùng các thủ thuật “ngụy khoa học” để đánh tráo khái niệm, nhìn một cây rồi đánh giá cả cánh rừng, thổi phồng, thậm chí “hô biến” một hiện tượng đơn lẻ thành bản chất nhằm lèo lái dư luận nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực. Mà cái lối nói, lối viết của họ thoạt nghe, thoạt xem cứ tưởng là khách quan, công tâm lắm, nhưng nhìn sâu, đọc kỹ mới thấy “thông điệp” đưa ra hàm chứa đầy tinh vi, xảo trá. Những người này thuộc diện “Khẩu thiệt đại can qua” (miệng lưỡi thay giáo mộc), hàm ý chỉ kẻ dùng lời nói thay cho giáo mác (qua) để đâm chém người ta, tức là hại người ta; và cũng chính họ dùng lời nói thay cho cái mộc (can) để che chở cho mình, tức là cố ý giấu diếm, lấp liếm lỗi lầm của mình. Cái thứ nói năng, phát ngôn chứa đựng động cơ “gắp lửa bỏ tay người” như thế, thực chất là một thứ ác khẩu, mà nhà Phật gọi là “ác ngữ”.
Ác ngữ là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói, đó là: vọng ngữ (nói láo), ỷ ngữ (nói thêu dệt), lưỡng thiệt (đâm thọc), ác khẩu (chửi rủa). Những người “ác khẩu” thì sớm muộn cũng sẽ gánh chịu “khẩu nghiệp”, tức là phải chịu cái hệ lụy, hậu quả do những lời ác ý, ác tâm của mình gây ra. Thông thường, một lời ác khẩu của một người trong đời sống thực có thể gây phiền toái, liên lụy, xúc phạm đến một hay vài ba người khác; nhưng mỗi cư dân mạng chỉ cần “like”, “share”, “comment” trên mạng xã hội thì một lời ác khẩu có thể nhân lên, biến thành hàng vạn, thậm chí hàng triệu lời ác khẩu thì lúc đó, hệ lụy kéo theo vô cùng lớn. Và như vậy, cái khẩu nghiệp của một người có thể cuốn vô số người khác bị khẩu nghiệp theo.
Theo nhà Phật, trong mười nghiệp bất thiện của con người thì khẩu nghiệp có bốn, tức là chiếm gần một nửa. Nếu cứ tạo khẩu nghiệp triền miên, con người không chỉ gây hại cho người khác, cộng đồng, xã hội mà bản thân họ cũng không được thanh thản, thảnh thơi, thậm chí rơi vào cảnh luân hồi đau khổ. Vậy nên, nếu ai mà không chú trọng tu tâm rèn tính, tu thân tích đức, nói lời hay, làm việc thiện, thì người đó sẽ khó tránh khỏi phiền toái, hệ lụy. Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
Nguồn: sưu tầm