Chắc hẳn các bạn đã ít nhiều nghe đến thuật ngữ CV hoặc Resume và đều biết đây là những “tấm vé thông hành” giúp bạn có được công việc mơ ước. Nếu lúc này bạn vẫn còn nghĩ CV và Resume tuy khác nhau ở tên gọi nhưng thực chất là một thứ thì hãy đọc ngay bài viết này để “cập nhật” lại thông tin trước khi quá muộn nhé.
CV và Resume có duy nhất một điểm chung…
Về mặt cơ bản, cả hai đều là bản sơ yếu lý lịch tổng hợp thông tin cá nhân, thành tích đạt được, kinh nghiệm làm việc và các thông tin khác để nhà tuyển dụng hoặc ban cấp học bổng có thể đánh giá sơ lược năng lực của ứng viên trước khi quyết định mời họ tham dự buổi phỏng vấn.
Có 5 điểm khác biệt CV và Resume:
1. Đầu tiên là cái tên
- CV là chữ viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae xuất phát từ tiếng La-tinh. Chúng ta có thể dịch nôm na từ này ra tiếng Anh là Course of life .
- Resume hoặc résumé lại là chữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp và có nghĩa trong tiếng Anh là summary.
2. Độ dài
Đối với CV, dựa theo cách dịch cụm từ này ra tiếng Anh thì chúng ta có thể hiểu đây là một tài liệu chi tiết tổng hợp mọi sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc đời của mỗi người. Vì lý do này nên độ dài của CV… không xác định. Nếu bạn học lên càng cao, càng trải qua nhiều công việc và càng có nhiều thành tựu thì CV của bạn sẽ càng dài. CV của một sinh viên mới tốt nghiệp thông thường có thể dài từ 2 đến 3 trang nhưng CV của một nhà nghiên cứu lâu năm có thể dài lên đến 10 trang hoặc hơn.
Khác với CV, Resume là bản tóm tắt ngắn gọn học vấn và kĩ năng của bạn. Chính vì vậy nên độ dài của nó càng ngắn càng tốt, lý tưởng nhất là từ 1 đến 2 trang là đủ. Bạn không nên liệt kê tất cả mọi thứ bạn đã trải qua trong Resume mà chỉ lọc ra những thành tích hoặc thành tựu có liên quan và nổi bật nhất của mình.
3. Mục đích
CV thường được dùng để nộp hồ sơ cho các học bổng du học, những khóa tu nghiệp sinh/ nghiên cứu sinh hoặc các vị trí giảng dạy tại trường đại học. Ban tuyển sinh của các loại hình này thường đánh giá ứng viên dựa trên một quá trình dài nên họ mới yêu cầu bản hồ sơ lý lịch chi tiết như CV chứ không phải ngắn gọn như Resume. Thông thường qua thời gian, bạn sẽ chỉ cần thêm những mục mới vào CV chứ không cần phải bỏ mục cũ nào.
Ngược lại, Resume lại thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc. Chính vì vậy nên bạn không thể liệt kê tất tần tật những thứ không liên quan đến vị trí bạn đang muốn ứng tuyển vào Resume. Tùy vào từng vị trí khác nhau, bạn sẽ phải tự điều chỉnh Resume của mình như thêm mục này và bớt mục kia để nội dung của Resume bật lên được bạn là người phù hợp với vị trí công việc này nhất.
4. Cách trình bày
CV có thể được xem là Lịch sử cá nhân của mỗi người nên cách trình bày cũng phải theo thứ tự thời gian. Trình tự trình bày của các mục thường không đổi như sau: thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm nghiên cứu, giải thưởng hoặc học bổng, thành viên của tổ chức nào, các hoạt động cộng đồng, thông tin liên lạc của người bảo đảm (references),… Bố cục của CV không cần thiết phải có sự sáng tạo.
Ngược lại, bố cục Resume có thể tùy biến dựa vào mục đích và yêu cầu của thông tin tuyển dụng. Thông thường chúng ta nên đặt mục kinh nghiệm làm việc lên đầu còn lịch sử học vấn ở cuối vì các nhà tuyển dụng thường quan tâm đến kinh nghiệm của ứng viên hơn cả. Thậm chí bạn còn có thể tự thiết kế Resume của mình theo một bố cục hoàn toàn mới mà không cần phải trình bày đơn điệu trên Word. Đối với những người muốn tìm việc trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật thì họ sẽ phải tự thiết kế cho mình một Resume riêng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
5. Nơi ưa chuộng
Mặc dù trên lý thuyết CV và Resume có mục đích khác nhau nhưng tại nhiều nơi trên thế giới, CV vẫn có thể được dùng để nộp hồ sơ xin việc và Resume vẫn có thể là tài liệu để xin học bổng. Nhưng nhìn chung thì:
- CV thường được dùng để xin học bổng lẫn xin việc tại Vương quốc Anh, Ireland và New Zealand.
- Trong khi đó, Resume thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc tại Mỹ và Canada. Người Mỹ và Canada chỉ dùng CV để nộp hồ sơ xin học bổng hoặc xin việc ở nước ngoài. Một số quốc gia nhất định như Úc, Ấn Độ, Nam Phi đều chấp nhận CV và Resume cho cả hai mục đích.
1. Đầu tiên là cái tên
- CV là chữ viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae xuất phát từ tiếng La-tinh. Chúng ta có thể dịch nôm na từ này ra tiếng Anh là Course of life .
- Resume hoặc résumé lại là chữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp và có nghĩa trong tiếng Anh là summary.
2. Độ dài
Đối với CV, dựa theo cách dịch cụm từ này ra tiếng Anh thì chúng ta có thể hiểu đây là một tài liệu chi tiết tổng hợp mọi sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc đời của mỗi người. Vì lý do này nên độ dài của CV… không xác định. Nếu bạn học lên càng cao, càng trải qua nhiều công việc và càng có nhiều thành tựu thì CV của bạn sẽ càng dài. CV của một sinh viên mới tốt nghiệp thông thường có thể dài từ 2 đến 3 trang nhưng CV của một nhà nghiên cứu lâu năm có thể dài lên đến 10 trang hoặc hơn.
Khác với CV, Resume là bản tóm tắt ngắn gọn học vấn và kĩ năng của bạn. Chính vì vậy nên độ dài của nó càng ngắn càng tốt, lý tưởng nhất là từ 1 đến 2 trang là đủ. Bạn không nên liệt kê tất cả mọi thứ bạn đã trải qua trong Resume mà chỉ lọc ra những thành tích hoặc thành tựu có liên quan và nổi bật nhất của mình.
3. Mục đích
CV thường được dùng để nộp hồ sơ cho các học bổng du học, những khóa tu nghiệp sinh/ nghiên cứu sinh hoặc các vị trí giảng dạy tại trường đại học. Ban tuyển sinh của các loại hình này thường đánh giá ứng viên dựa trên một quá trình dài nên họ mới yêu cầu bản hồ sơ lý lịch chi tiết như CV chứ không phải ngắn gọn như Resume. Thông thường qua thời gian, bạn sẽ chỉ cần thêm những mục mới vào CV chứ không cần phải bỏ mục cũ nào.
Ngược lại, Resume lại thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc. Chính vì vậy nên bạn không thể liệt kê tất tần tật những thứ không liên quan đến vị trí bạn đang muốn ứng tuyển vào Resume. Tùy vào từng vị trí khác nhau, bạn sẽ phải tự điều chỉnh Resume của mình như thêm mục này và bớt mục kia để nội dung của Resume bật lên được bạn là người phù hợp với vị trí công việc này nhất.
4. Cách trình bày
CV có thể được xem là Lịch sử cá nhân của mỗi người nên cách trình bày cũng phải theo thứ tự thời gian. Trình tự trình bày của các mục thường không đổi như sau: thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm nghiên cứu, giải thưởng hoặc học bổng, thành viên của tổ chức nào, các hoạt động cộng đồng, thông tin liên lạc của người bảo đảm (references),… Bố cục của CV không cần thiết phải có sự sáng tạo.
Ngược lại, bố cục Resume có thể tùy biến dựa vào mục đích và yêu cầu của thông tin tuyển dụng. Thông thường chúng ta nên đặt mục kinh nghiệm làm việc lên đầu còn lịch sử học vấn ở cuối vì các nhà tuyển dụng thường quan tâm đến kinh nghiệm của ứng viên hơn cả. Thậm chí bạn còn có thể tự thiết kế Resume của mình theo một bố cục hoàn toàn mới mà không cần phải trình bày đơn điệu trên Word. Đối với những người muốn tìm việc trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật thì họ sẽ phải tự thiết kế cho mình một Resume riêng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
5. Nơi ưa chuộng
Mặc dù trên lý thuyết CV và Resume có mục đích khác nhau nhưng tại nhiều nơi trên thế giới, CV vẫn có thể được dùng để nộp hồ sơ xin việc và Resume vẫn có thể là tài liệu để xin học bổng. Nhưng nhìn chung thì:
- CV thường được dùng để xin học bổng lẫn xin việc tại Vương quốc Anh, Ireland và New Zealand.
- Trong khi đó, Resume thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc tại Mỹ và Canada. Người Mỹ và Canada chỉ dùng CV để nộp hồ sơ xin học bổng hoặc xin việc ở nước ngoài. Một số quốc gia nhất định như Úc, Ấn Độ, Nam Phi đều chấp nhận CV và Resume cho cả hai mục đích.
(Nguồn: https://www.hotcourses.vn )