Sự khác biệt giữa người thành công - kẻ thất bại

Sự khác biệt giữa người thành công - kẻ thất bại: Phạm sai lầm không đáng sợ, thái độ của mỗi người khi đối diện với sai lầm mới đáng sợ!


Nhận sai cũng không hạ thấp giá trị của một con người. Thừa nhận sai lầm và giải quyết tốt vấn đề gây ra sau khi phạm sai lầm sẽ càng nâng cao đánh giá của người khác về bạn.



Số 1:
Trong cuộc sống không ai là chưa từng mắc sai lầm, điều quan trọng là thái độ của bạn sau khi phạm sai ra sao mà thôi.
Giám đốc điều hành của công ty tư vấn quản lý Lâm Quỳnh Doanh thậm chí đã dùng bốn từ "tội lỗi chồng chất" để hình dung về xác suất phạm sai lầm. "Với những người trẻ tuổi, sai nhỏ chính là sự rèn luyện, quan trọng là làm thế nào để xử lý được hậu quả, khiến cho người bị sai lầm của bạn ảnh hưởng nhận thấy bạn thực sự hối lỗi."
Phạm sai lầm không đáng sợ, đáng sợ chính là thái độ khi bạn đối mặt với sai lầm. Điều đầu tiên khiến cho người ta khó có thể tiếp nhận được chính là thái độ "đến chết cũng không nhận sai.
La Nhã Quân – quản lý cao cấp của phòng nhân sự IKEA từng làm trưởng phòng nhân sự của một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dưới cô có mấy nhân viên làm việc rất thụ động, bọn họ cho rằng chỉ cần đối chiếu, chuyển tiền lương xuống và làm báo cáo kết quả công việc là được. Thái độ làm việc như vậy làm cho cô rất đau đầu.
Có một lần, trong bộ phận nào đó có 5 đồng nghiệp biểu hiện rất xuất sắc, tuy không phải là thời điểm tăng lương nhưng người quản lý vẫn quyết định tăng lương cho bọn họ. Trước đó, người quản lý này đã gửi thông báo tới phòng nhân sự. Nhưng không ngờ đến lúc phát lương, bộ phận này lại chỉ có 3 nhân viên được tăng lương, hai người khác không được điều chỉnh.
Chuyện này đã gây ra hiểu nhầm cho các nhân viên trong bộ phận, cũng làm cho La Nhã Quân rơi vào tình cảnh xấu hổ. Cô hỏi thăm đồng nghiệp chịu trách nhiệm phê duyệt tiền lương thì nhận được đáp án là: trên bản điều chỉnh lương cho hai nhân viên khác không có chữ ký của trưởng bộ phận, anh ta chỉ làm đúng theo quy định thôi.
La Nhã Quân nhẹ nhàng nói với cấp dưới rằng trong tình hình như thế, người của phòng nhân sự nên tới gặp trưởng bộ phận đó để xin chữ ký, chứ không nên mặc kệ, không điều chỉnh lương cho 2 nhân viên kia. Cô yêu cầu cấp dưới xin lỗi đối phương. Nhưng người cấp dưới này lại khăng khăng cho rằng: Đó chỉ là mấy chục nghìn, tháng sau bù sao cũng không sao. Hơn nữa, xét về thủ tục thì anh ta cũng không sai.
Nhìn thấy cấp dưới nhất quyết không cho rằng mình sai, La Nhã Quân quyết định yêu cầu trừ tiền lương của nhân viên này tương đương với số tiền lương còn thiếu cho 2 người nhân viên kia và chuyển tới phòng tài chính, cho đến khi số tiền lương này được phát xuống, anh ta mới có thể được nhận lại.
"Tôi có thể chịu được cấp dưới phạm sai lầm, nhưng không thể chịu được người đến chết cũng không chịu nhận sai, người phạm sai lầm nhất định phải học cách tiến bộ từ những sai lầm này, mới làm cho người quản lý cảm thấy mình gánh vác sai lầm thay anh ta là có giá trị." La Nhã Quân nói.
Số 2:
Bạn có dũng cảm thừa nhận sai lầm, hay không bao giờ chịu sửa sai?
"Dũng cảm nhận sai hay không bao giờ chịu sửa sai" lại là một khuyết điểm phổ biến khác.
Vương Nãi Dân – chánh văn phòng luật sư của tập đoàn chứng khoán Kim Đỉnh từng dẫn dắt một nhân viên, người này thường kéo dài thời gian xử lý các vụ kiện. Vương Nãi Dân hỏi thăm lý do một cách cẩn thận, người nhân viên này luôn lập tức thừa nhận sai lầm, hoặc nói cho cô biết "tôi quên", "Tôi cho rằng không quan trọng", cuối cùng còn có thể bổ sung một câu "Tôi sẽ sửa sai".
Nhưng anh ta đã lặp đi lặp lại nhiều lần cùng một sai lầm, người sáng suốt cũng nhìn ra được anh ta đang lấp liếm cho qua, lời xin lỗi kia chỉ là lời nói suông. Mỗi vụ kiện đều có thời hạn chống án. Sau khi vượt quá thời hạn này sẽ không có cách nào bổ sung được. Chuyện này sẽ gây thiệt hại không thể khắc phục cho khách hàng. Bởi vì anh ta phạm sai lầm quá nhiều lần, Vương Nãi Dân đành phải sa thải người kia.
"Nhân viên phạm sai lầm thì xí nghiệp kinh doanh phải chịu phí tổn, cho dù sai lầm là khó tránh khỏi, nhưng sau khi phạm sai lầm phải tích cực sửa sai, chứ không phải mắc thêm lỗi lầm giống như vậy nữa." Vương Nãi Dân nói.
Lâm Quỳnh Doanh cũng đồng ý với quan điểm này. "Nếu bạn sai lầm lần nữa sẽ khiến đánh giá của người khác về bạn giảm xuống."
Cô cho rằng try and error (thử và sai lầm) là quá trình mà người trẻ tuổi muốn trưởng thành đều nhất định phải trải qua, nhưng sau khi nhận ra sai lầm, phải học cách suy nghĩ mọi chuyện một cách logic rõ ràng. "Có follow-up (động tác tiếp theo) và correction (sửa sai), sau này cần phải cẩn thận hơn khi xử lý mọi chuyện." Như vậy sai lầm mới trở nên có giá trị.
Deborah Brown, một nhà văn kiêm tư vấn nghề nghiệp đã chỉ ra: trong công việc, quan trọng không phải là anh mắc sai lầm gì, mà anh xử lý sai lầm đó như thế nào. Cô cho rằng, nhận sai phải nắm giữ 6 nguyên tắc căn bản sau:
1. Chuẩn bị tốt việc của bạn. Trước khi nhận sai với người quản lý chính của mình, bạn nên tự hỏi xem vì sao mình phạm phải sai lầm này? Làm thế nào mới có thể tránh được sai lầm tương tự? Liệt kê ra những nguyên nhân dẫn tới sai lầm, cũng luyện tập trước xem mình nên trình bày với người quản lý thế nào.
2. Giải thích xem chuyện gì đã xảy ra. Khi đối mặt với người quản lý, bạn nên để cho người quản lý chính dẫn dắt cuộc đối thoại. Khi đến lượt bạn nói chuyện, nên trình bày sự thật một cách khách quan, không nên chỉ trích người khác, cũng không cần tìm cách bảo vệ chính mình.
3. Nói rõ bạn học được điều gì. Bạn hãy nói cho người quản lý của bạn biết, sau sai lầm đó bạn cảm thấy thế nào. Bạn hãy thành thật với người quản lý, lợi dụng cơ hội này biểu hiện tính lạc quan và sẵn sàng học tập của bạn, và kinh nghiệm rút ra từ những sai lầm đó.
4. Giải thích sau khi chuyện đó xảy ra, bạn làm thế nào để làm việc tốt hơn. Bạn phải làm cho người quản lý mình hiểu, vì sao sai lầm của bạn có giá trị, đồng thời cũng phải hứa hẹn sẽ không để xảy ra sai lầm tương tự nữa.
5. Thể hiện sự biết ơn. Bạn hãy cảm ơn người quản lý đã sẵn lòng bớt chút thời gian ra nói chuyện với bạn. Cảm ơn cũng đại biểu cho một sự kết thúc, hai bên bằng lòng bỏ qua vấn đề này, bắt đầu mối quan hệ công tác mới.
6. Tiếp tục. Khi vấn đề đã giải quyết, bạn có thể đi tiếp về phía trước. Có lẽ bạn vẫn có chút khổ sở, nhưng không nên cứ chìm đắm trong tâm trạng này, nó sẽ ảnh hưởng đến thành quả và hiệu suất làm việc sau này.

Số 3:
Không biết mới là sai lầm lớn nhất.
Lương Học Độ, tổng giám đốc bảo tàng văn hóa Tập Trí, ban đầu khi mới đi làm, anh ta là trợ lý của một nhân vật chính trị. Có một lần, ông chủ của anh ta lên phát biểu. Trong những người khách được bên đơn vị sản xuất mời cũng có đối thủ của ông ta tham dự. Sau chuyện này, ông chủ của Lương Học Độ rất không vui, trong điện thoại nhắc đi nhắc lại sẽ cho anh ta một trận. Cho dù chỉ có sáu, bảy phút ngắn ngủi, nhưng Lương Học Độ có cảm giác một giây không khác gì một năm.
Anh ta học được một bài học: "không biết" chính là sai lầm lớn nhất. Anh ta là trợ lý thì phải có trách nhiệm đi tìm hiểu rõ hoàn cảnh và trạng thái phát triển chính trị mà ông chủ mình phải đối mặt. Từ đó về sau, bất kể là bạn tốt hay người bên phe đối địch của ông chủ lên phát biểu, anh ta nhất định sẽ tìm tới xem qua một lần.
"Nếu như không thích bị chửi, bị mỉa mai thì nhất định phải học được cách làm việc càng chu đáo, tỉ mỉ hơn." Lương Học Độ nói, sau khi phạm sai lầm, rất nhiều người đều không muốn đối mặt với hiện thực, thậm chí có 1 số người sẽ lựa chọn biến mất. Cũng có một vài người rõ ràng sử dụng cách hạ thấp tiêu chuẩn để xử lý nó. "Nhưng người thật sự có thành tựu, có tự tin sẽ lựa chọn trực tiếp đối mặt với sai lầm của mình."
Số 4:
Nâng cao tính cảnh giác đối với việc nhận sai.
Có vài người không phải không nhận sai, mà căn bản không biết mình đã sai.
Khi La Nhã Quân phục vụ ở trong ngành công nghiệp điện tử, công ty muốn đưa vào một hệ thống thực thi. La Nhã Quân cảm thấy phương án A quá phức tạp cho người sử dụng, phương án B tương đối có lợi với việc thực hiện công tác hơn. Nhưng người quản lý xem xét một cách tổng thể, cho rằng phương án A thích hợp hơn. La Nhã Quân không từ bỏ ý định, cứ nhất định muốn sử dụng phương án B. Sau khi đưa vào thực hiện, sau đó cô mới phát hiện vấn đề quả nhiên vượt ra ngoài suy đoán của mình, còn không đơn giản bằng phương án A.
"Khi đó tôi mới hiểu lời người quản lý nói, làm việc không thể chỉ để ý tới sự thuận tiện trước mắt." Cô nói: "Rất ít người đến chết không chịu nhận sai, hơn một nửa số còn lại không biết mình sai ở đâu."
Chỗ khó nhất trong việc nhận sai chính là ở chỗ "biết sai". Lâm Quỳnh Doanh cho rằng, muốn nâng cao tính cảnh giác đối với việc nhận sai thì phải làm được hai chuyện: open-minded (mở lòng) cùng với tự xét lại chính mình.
Bạn mở lòng để có thể lắng nghe ý kiến của người quản lý và đồng nghiệp. Khi người khác nói cho bạn biết bạn sai, bạn không nên quá xúc động, nghi ngờ đối phương đang bắt bẻ bạn, nhằm vào bạn. "Phải thoát ra khỏi cảm xúc của chính mình để suy nghĩ tới gốc tới ngọn." Cô nói.
Mà tự xét lại chính mình thì cần phải phân tính hoàn cảnh. Sau khi làm công tác cố vấn nhiều năm, Lâm Quỳnh Doanh duy trì một thói quen, cho dù bận rộn mấy đi nữa, cô cũng sẽ tranh thủ thời gian suy nghĩ lại mọi chuyện đã trong ngày hôm đó, xem mình có làm gì sai không?" Điều đó giống như chúng ta và khách hàng thực hiện xong một briefing (cuộc họp), sau đó nhất định sẽ phải de-briefing (họp kiểm điểm) một lẫn nữa, tự mình kiểm điểm xem: Can we do it a better way (chúng ta có phương pháp nào tốt hơn không)? Không nên chỉ có một suy nghĩ thì cho rằng không có giải pháp nào khác nữa."
Đương nhiên, muốn thản nhiên đối mặt với sai lầm cũng không dễ dàng gì. "Nhận sai chính là đang phủ nhận giá trị cùng với lòng tự trọng của bản thân, có ai muốn thừa nhận tôi rất ngu đâu?" Lâm Quỳnh Doanh nói, nếu như một người suốt ngày đều bị người khác uốn nắn, giá trị của bản thân sẽ sụp đổ, tâm trạng cũng sẽ bị đả kích. "Khi nhận sai làm tổn thương tới hệ giống giá trị của bản thân là chuyện tất nhiên, nhưng phải học cách giảm nhẹ điều này xuống. Điều đó cũng giống là Đức Phật đã nói: Đối mặt với nó, giải quyết nó và để nó xuống."
Không phạm sai lầm thì phải kiên trì với nguyên tắc.
Có sai phải nhận sai, nhưng khi không sai thì phải kiên trì với nguyên tắc của mình. "Nhận sai không phải là công cụ." Lương Học Độ đưa ra ví dụ, anh từng gặp tình cảnh khách hàng sai, nhưng cứ trách công ty bọn họ. Lần đầu tiên anh sẽ xin lỗi trước. "Làm cho khách hàng không được thoải mái, đương nhiên phải nhận sai."
Nếu như khách được voi đòi tiên, liên tục đưa ra lời chỉ trích, anh sẽ áp dụng sách lược "nhận rõ sự thật và truyền đạt sự thật", phân biệt rõ ràng xem đối phương đang muốn trút giận hay là mượn cớ để cò kè mặc cả? "Nếu lời chỉ trích không đúng sự thật, nhất định phải tiến tới trao đổi rõ ràng hơn, mà không phải đối phương muốn cái gì thì cho cái đó." Lương Học Độ nói, ở trong quá trình trao đổi anh sẽ làm cho khách hàng hiểu, trước mắt mình có thể thực hiện những yêu cầu nào của bọn họ, còn những yêu cầu nào thì thứ lỗi khó có thể làm theo được.
Nếu như khách hàng nổi nóng, cho dù có lý cũng không thể nói rõ ràng được, phải chờ sau khi hết giận, mới có thể bình tĩnh suy nghĩ về tính hợp lý trong toàn bộ chuyện này. Cho nên ở trong quá trình trao đổi, phải thể hiện sự chân thành của mình trong việc xử lý hậu quả, thể hiện đầy đủ quyết tâm chịu trách nhiệm của bên mình và cho thấy bên mình sẽ ưu tiên giải quyết những vấn đề khiếu nại của khách hàng
Lương Học Độ cho rằng, thái độ khi đối mặt với khách hàng và người quản lý chỉ ra sai lầm của mình đều giống nhau: "Nếu biết mình không sai, trong cả quá trình anh nhất định phải bình tĩnh, phải kiên trì với lập trường của mình, nhưng phải tùy theo mong muốn của đối phương để điều chỉnh cách giải quyết."
Nhận sai là thêm điểm chứ không phải là trừ điểm.
Trên thế giới không có người nào mà không phạm sai lầm, sai lầm không chỉ xuất hiện ở trong công việc còn xảy ra trong cuộc sống quanh ta.
"Nhận sai cũng không hạ thấp giá trị của một con người. Thừa nhận sai lầm và giải quyết tốt vấn đề gây ra sau khi phạm sai lầm sẽ càng nâng cao đánh giá của người khác về bạn."
(Nguồn: sưu tầm)
Previous Post Next Post