Việc hạn chế giờ chơi, và sự biến động liên tục của thị trường game online khiến cho những chuyên gia 'cày kéo' cũng nhanh chóng thích nghi với tình hình mới và ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Không ngồi yên để tự huyễn hoặc mình với hy vọng quy chế 5 giờ sẽ sớm được bãi bỏ. Các game thủ này đã tự liên kết với nhau, thành lập ra các nhóm chơi game để một phần tự trang trải chi phí và cũng để tiêu nốt quỹ thời gian dư dả của mình. Các mô hình "công ty" chuyên kinh doanh nhờ game như thế đang mọc lên như nấm sau mưa.
Cơ cấu hoạt động
Không giới hạn lĩnh vực kinh doanh của mình ở một game, một "công ty" như vậy có thể lấn sân sang nhiều thể loại trò chơi online khác nhau tùy theo số lượng thành viên thu thập được. Nhân viên của "công ty" đa số là các hảo thủ của game online đang thịnh hành trên thị trường. Họ đều được chuyên gia "săn người" của các "công ty" tuyển mộ thông qua vài lần giao dịch bán đồ.
Đạt, hảo thủ của một game online có lượng giao dịch bằng VND trung bình lớn nhất ở Việt Nam, hiện là nhóm trưởng điều hành một "công ty". Lịch làm việc của Đạt không khác gì các công chức nhà nước. Hằng sáng Đạt đến quán Internet, nơi "công ty" thường trú, việc đầu tiên là kiểm tra lại các thông tin về số lượng đồ đạc và tiền kiếm được sau một đêm cày đồ của "nhân viên".
Sau khi kiểm tra số lượng hàng hoá, Đạt gọi người phụ trách PR của "công ty" có tên là Linh đến giao việc. Nhiệm vụ của Linh chủ yếu là rao bán những đồ vật trong game trên mạng.
Việc hằng ngày của Linh chỉ là ngồi theo dõi trên màn hình tất cả các lời rao mua bán đồ, mối nào mua bán được là liên hệ giao dịch, sau đó chuyển cho Đạt để kiểm lại giá xem có chấp nhận được hay không. Theo lời của Linh thì hầu hết giao dịch trên mạng là giao dịch những món đồ "nóng".
Đem lại lợi nhuận lớn cho "công ty" là đơn đặt hàng của các đại gia trong game đặt riêng cho "công ty" qua mối quan hệ của Linh. Những đơn đặt hàng này thường là những món đồ cực kỳ hiếm và khó tìm, cả một server mới có 3-4 món đồ cùng loại, thậm chí có những thứ mấy server mới có một món giống như vậy.
Vì thế, để có thể thực hiện được hợp đồng, "công ty" của Đạt phải có thành viên ở tất cả các server trong game, lùng được đồ là tiến hành giao dịch và chuyển về server của đại gia. Bù lại số lãi ròng thu được khi mua bán một món đồ như vậy đủ để "công ty" tồn tại vài tuần.
Phương thức giao dịch
Sự cạnh tranh của các "công ty" kiểu này khiến cho thị trường mua bán đồ vật ảo trở nên sôi động. Một món đồ độc xuất hiện nhanh chóng được các PR tiếp cận và tìm cách đặt cọc để thỏa thuận giá cả. Nhiều lúc người bán chỉ đồng ý giao dịch bằng tiền mặt nên các "công ty" có khá nhiều chân rết tại những thành phố lớn. "Chân rết" thường là các chiến hữu có ràng buộc với "công ty" bằng "hợp đồng... niềm tin". Những người này có trách nhiệm tiếp cận khách hàng với tốc độ nhanh nhất có thể.
Thường thì các "công ty" ít khi xuất tiền mặt, giao dịch thường được tiến hành mua bằng tiền ảo nên số lượng tiền ảo mà các "công ty" này sở hữu là rất lớn. Sau khi giao dịch thành công một "đôi nhẫn" cho tổng giám đốc một công ty xi măng tận Nghệ An, lượng tiền trong game của "công ty" đã cạn kiệt. Giờ mỗi sáng Linh được giao 3 triệu để mua tiền ảo, hôm nào không mua được đủ số thì mai cộng gộp mua tiếp, còn nếu mua hết thì báo cho Đạt để tiếp tục cấp tiền. Đến khi đủ số lượng cần thiết để giao dịch, Đạt sẽ báo ngừng mua vào.
Việc giao dịch được "công ty" tiến hành theo các bước rất chặt chẽ. Như "công ty" nào đặt trụ sở ở thành phố nào thì hạn chế giao dịch ở các tỉnh thành khác. Khi có mối giao dịch tại tỉnh thành nơi "công ty" đặt trụ sở, việc giao dịch cũng không vì thế mà được đơn giản hoá. Nếu giao dịch tại quán Internet công cộng, các "công ty" hay cử một nhân viên của mình lên đó với nhiệm vụ làm Zíc (người chỉ điểm). Nhân viên này có trách nhiệm quan sát, tìm hiểu thông tin của người bán, để xem có đủ điều kiện giao dịch hay không. Khi đã thu thập được thông tin về người bán, tối thiểu là mối quan hệ của người bán hoặc địa chỉ nhà, Zíc sẽ báo về "công ty" để PR tiến hành giao dịch.
Nếu đã tiến hành giao dịch rồi mà người bán trở mặt hoặc có hiện tượng lừa đảo, các "công ty" sẵn sàng sử dụng biện pháp mạnh là vũ lực để... giải quyết đối tượng. Với những giao dịch có giá trị lớn, việc va chạm là điều đã được lãnh đạo hầu hết các "công ty" tính đến ngay khi tiến hành mua bán.
(Nguồn: sưu tầm)
Không ngồi yên để tự huyễn hoặc mình với hy vọng quy chế 5 giờ sẽ sớm được bãi bỏ. Các game thủ này đã tự liên kết với nhau, thành lập ra các nhóm chơi game để một phần tự trang trải chi phí và cũng để tiêu nốt quỹ thời gian dư dả của mình. Các mô hình "công ty" chuyên kinh doanh nhờ game như thế đang mọc lên như nấm sau mưa.
Cơ cấu hoạt động
Không giới hạn lĩnh vực kinh doanh của mình ở một game, một "công ty" như vậy có thể lấn sân sang nhiều thể loại trò chơi online khác nhau tùy theo số lượng thành viên thu thập được. Nhân viên của "công ty" đa số là các hảo thủ của game online đang thịnh hành trên thị trường. Họ đều được chuyên gia "săn người" của các "công ty" tuyển mộ thông qua vài lần giao dịch bán đồ.
Đạt, hảo thủ của một game online có lượng giao dịch bằng VND trung bình lớn nhất ở Việt Nam, hiện là nhóm trưởng điều hành một "công ty". Lịch làm việc của Đạt không khác gì các công chức nhà nước. Hằng sáng Đạt đến quán Internet, nơi "công ty" thường trú, việc đầu tiên là kiểm tra lại các thông tin về số lượng đồ đạc và tiền kiếm được sau một đêm cày đồ của "nhân viên".
Sau khi kiểm tra số lượng hàng hoá, Đạt gọi người phụ trách PR của "công ty" có tên là Linh đến giao việc. Nhiệm vụ của Linh chủ yếu là rao bán những đồ vật trong game trên mạng.
Việc hằng ngày của Linh chỉ là ngồi theo dõi trên màn hình tất cả các lời rao mua bán đồ, mối nào mua bán được là liên hệ giao dịch, sau đó chuyển cho Đạt để kiểm lại giá xem có chấp nhận được hay không. Theo lời của Linh thì hầu hết giao dịch trên mạng là giao dịch những món đồ "nóng".
Đem lại lợi nhuận lớn cho "công ty" là đơn đặt hàng của các đại gia trong game đặt riêng cho "công ty" qua mối quan hệ của Linh. Những đơn đặt hàng này thường là những món đồ cực kỳ hiếm và khó tìm, cả một server mới có 3-4 món đồ cùng loại, thậm chí có những thứ mấy server mới có một món giống như vậy.
Vì thế, để có thể thực hiện được hợp đồng, "công ty" của Đạt phải có thành viên ở tất cả các server trong game, lùng được đồ là tiến hành giao dịch và chuyển về server của đại gia. Bù lại số lãi ròng thu được khi mua bán một món đồ như vậy đủ để "công ty" tồn tại vài tuần.
Phương thức giao dịch
Sự cạnh tranh của các "công ty" kiểu này khiến cho thị trường mua bán đồ vật ảo trở nên sôi động. Một món đồ độc xuất hiện nhanh chóng được các PR tiếp cận và tìm cách đặt cọc để thỏa thuận giá cả. Nhiều lúc người bán chỉ đồng ý giao dịch bằng tiền mặt nên các "công ty" có khá nhiều chân rết tại những thành phố lớn. "Chân rết" thường là các chiến hữu có ràng buộc với "công ty" bằng "hợp đồng... niềm tin". Những người này có trách nhiệm tiếp cận khách hàng với tốc độ nhanh nhất có thể.
Thường thì các "công ty" ít khi xuất tiền mặt, giao dịch thường được tiến hành mua bằng tiền ảo nên số lượng tiền ảo mà các "công ty" này sở hữu là rất lớn. Sau khi giao dịch thành công một "đôi nhẫn" cho tổng giám đốc một công ty xi măng tận Nghệ An, lượng tiền trong game của "công ty" đã cạn kiệt. Giờ mỗi sáng Linh được giao 3 triệu để mua tiền ảo, hôm nào không mua được đủ số thì mai cộng gộp mua tiếp, còn nếu mua hết thì báo cho Đạt để tiếp tục cấp tiền. Đến khi đủ số lượng cần thiết để giao dịch, Đạt sẽ báo ngừng mua vào.
Việc giao dịch được "công ty" tiến hành theo các bước rất chặt chẽ. Như "công ty" nào đặt trụ sở ở thành phố nào thì hạn chế giao dịch ở các tỉnh thành khác. Khi có mối giao dịch tại tỉnh thành nơi "công ty" đặt trụ sở, việc giao dịch cũng không vì thế mà được đơn giản hoá. Nếu giao dịch tại quán Internet công cộng, các "công ty" hay cử một nhân viên của mình lên đó với nhiệm vụ làm Zíc (người chỉ điểm). Nhân viên này có trách nhiệm quan sát, tìm hiểu thông tin của người bán, để xem có đủ điều kiện giao dịch hay không. Khi đã thu thập được thông tin về người bán, tối thiểu là mối quan hệ của người bán hoặc địa chỉ nhà, Zíc sẽ báo về "công ty" để PR tiến hành giao dịch.
Nếu đã tiến hành giao dịch rồi mà người bán trở mặt hoặc có hiện tượng lừa đảo, các "công ty" sẵn sàng sử dụng biện pháp mạnh là vũ lực để... giải quyết đối tượng. Với những giao dịch có giá trị lớn, việc va chạm là điều đã được lãnh đạo hầu hết các "công ty" tính đến ngay khi tiến hành mua bán.
(Nguồn: sưu tầm)