Có những câu nói giúp
nhân viên ghi điểm với sếp, nhưng cũng có câu khiến họ phải “chuốc vạ” vào
thân. Giao tiếp trong môi trường công sở, nhất là với các sếp, rất cần sự cẩn
trọng và chắc lọc câu chữ. Tuy cùng một ý nhưng khác cách diễn đạt và dùng từ rất
có thể cho hai kết quả khác nhau. Đừng để “cái miệng hại thân” bạn nhé!
“Em có chuyện quan
trọng cần nói với anh/chị.”
Nếu bạn nói câu này
nhiều lần, sếp sẽ cho bạn là người hay quan trọng hóa vấn đề. Và lỡ đâu sau khi
thốt ra câu này, vấn đề bạn nói không quan trọng thì sao?
Sếp thường rất bận
rộn, không có thời gian để nghe bạn rào đón và vòng vo. Nếu thực sự có chuyện
quan trọng, hãy đi thẳng vào vấn đề. Nếu không đừng bao giờ sử dụng câu nói
trên.
“Em có gia đình và con
nhỏ phải về nhà đúng giờ.”
Hiện nay, tiêu chí
tuyển dụng của đa số công ty là nhân viên có khả năng chịu được áp lực công
việc cao và có thể làm thêm giờ khi công việc yêu cầu. Nếu cứ nhắc đi nhắc lại
câu nói trên, sếp sẽ nghĩ bạn không yêu thích hoặc thiếu trách nhiệm với công
việc. Tệ hơn nữa sếp sẽ nghĩ bạn theo chủ nghĩa cá nhân, chỉ lo cho bản thân và
không dành trọn tâm trí cho công việc.
“Em không hiểu tại sao
anh/chị lại nói điều đó?”
Câu nói thể hiện sự
mỉa mai (dù cố ý hay không cố ý) và đánh giá thấp của bạn dành cho sếp. Sẽ là
“thêm dầu vào lửa” khi vừa nói bạn vừa nhún vai, bĩu môi hoặc lắc đầu. Dẫu biết
“nhân vô thập toàn”, nhưng nếu muốn góp ý với sếp thì bạn nên lựa lời nhẹ nhàng
và dễ nghe trong hoàn cảnh phù hợp. Nên nhớ đừng bao giờ chỉnh sếp trước mặt
người khác, hãy chọn lúc chỉ có hai người. Được như vậy sếp sẽ thầm cám ơn bạn
đấy!
“Em biết rồi, anh/chị
không cần chỉ bảo.”
Đây là câu nói thật sự
gây “sốc” đối với sếp. Ngay lập tức sếp sẽ cho rằng bạn là người tự phụ, không
có tinh thần cầu tiến, tiếp thu ý kiến đóng góp và nhận xét của người khác. Và
tệ hơn sếp sẽ nghĩ là bạn xem thường họ.
Dù hay dù dở cũng là
“lời vàng ý ngọc” của sếp. Nếu điều sếp nói hay và đúng thì hiển nhiên bạn phải
tiếp thu, còn nếu dở và chưa chính xác bạn cũng nên cám ơn sếp và nói “Em sẽ
xem lại đề nghị/nhận xét… của anh/chị.”
“Việc này không phải
của em, của người khác.”
Điều tệ nhất có thể
xảy ra là bạn có nguy cơ nằm trong danh sách đen của sếp. Nếu không bạn sẽ bị
cho là lười biếng, không có tinh thần đồng đội, ngại khó và bất hợp tác. Bạn
nên giữ câu nói này như bí mật riêng của mình, trừ khi những gì sếp yêu cầu
không liên quan đến công việc.
Hãy nhiệt tình nhận
lời và thực hiện, ngay cả đó không phải là công việc hằng ngày của bạn. Tuy
nhiên, nhiệm vụ đó phải nằm trong khả năng của bạn. Dù kết quả chưa được tốt
lắm, bạn cũng sẽ được sếp đánh giá cao.
“Đó không phải là lỗi
của em.”
Câu nói này cho thấy
bạn là người vô trách nhiệm và không đáng tin cậy. Xét cho cùng, câu nói này
giống như câu “Việc này của người khác.” Nếu thật sự là lỗi của bạn, hãy thành
thật nhận lỗi và lấy thành tích xuất sắc từ công việc sau để chuộc lỗi. Nếu
không bạn cũng có thể nói “Dù gì đi nữa em cũng thấy mình có lỗi trong chuyện
này vì đã không…”
“Anh/chị có thể nói
lại lần nữa được không?”
Nếu bạn hỏi lần đầu,
sếp có thể bỏ qua vì nghĩ bạn chưa nghe rõ. Nhưng nếu bạn lặp đi lặp lại nhiều
lần điều này, sếp sẽ cho rằng bạn không chú tâm và coi thường sếp. Khi nói
chuyện với người khác, nhất là với sếp bạn nên chú ý lắng nghe bằng cả con tim
và trí óc. Lắng nghe thôi chưa đủ, nhiều lúc bạn cần phải chú ý cả ngôn ngữ cử
chỉ của người nói. Lắng nghe là cả một nghệ thuật, mà không phải ai cũng có thể
nắm vững.
“Bây giờ đã hết giờ
làm việc rồi mà…”
Nếu sếp giao việc cho
bạn khi ngày làm việc sắp kết thúc, trong khi bạn lại muốn về nhà đúng giờ;
phải làm sao? Trước tiên bạn cần đánh giá mức độ quan trọng của công việc và
sau đó hãy quyết định. Nếu công việc quá quan trọng và cần gấp thì bạn nên nhận
lời, không nên từ chối. Tuy nhiên, nếu công việc ở nhà cũng không kém quan
trọng thì bạn có thể nói với sếp là bạn sẽ hoàn thành công việc vào tối hôm đó
và sáng mai sẽ gởi sếp.
(Nguồn sưu tầm Tri Thức Trẻ)