Con số không đơn giản để đếm mà nó còn đại diện cho tính cách của mỗi con người. Sự yêu thích con số nào sẽ tiết lộ về sở thích, suy nghĩ, tính cách con người bạn.
“In my Heart Sutra’s view, one plus one equals three , and two minus one equals emptiness ( ).” Tru Le
Nhị nguyên nhi sinh tam thừa (phải trái và trung đạo) và 1= Sắc = Ø = Không. Nên nhớ định đề Bát Nhã: Không không phải Không mà là Không.
Như đã chứng minh trong bài Chân Kinh & Toán Học: 1 + 1 = 3, và 2 -1 = 0.
Trong Khám phá ‘Ý nghĩa của những con số,’ Tác giả: Shenyun, Dịch giả: Nhóm biên tập Việt Nguyên, 10 Tháng 12, 2014 viết: “Có một sự khác biệt lớn giữa 10000 và 9999 cộng 1. Trong khi 9999 được xem là một con số “hòa nhịp” với “tâm hồn Đông phương” hơn là một dãy số khó hiểu gồm bốn con số 0 và một con số 1”.
Nhà nghiên cứu Alex Bellos cho biết, "Con số không đơn giản để đếm mà nó còn đại diện cho tính cách của mỗi con người. Sự yêu thích con số nào sẽ tiết lộ về sở thích, suy nghĩ, tính cách con người bạn. Bởi vậy, tìm hiểu con số yêu thích của mỗi người luôn là một chủ đề hấp dẫn."
Trong nền văn hóa 5000 năm của con người, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan mà tất cả con số đều có một ý nghĩa đặc biệt của vũ trụ huyền bí.
Theo tôi những ẩn số dưới đây còn là những mật mã của lý nhân duyên với ẩn ý tâm linh đầy khoa học huyền bí của vũ trụ chứ không phải tự nhiên mà chúng ta thích, chọn và dùng chúng trong đời sống.
Số 3
Trong Phật giáo, con số 3 gắn liền với 3 giai đoạn quan trọng trong cuộc sống của chúng sinh. Tuy thường nói sinh lão bệnh tử chứ thật ra chỉ có 3 là Sinh-Lão-Tử vì bệnh lão = lão bệnh tuy 2 chỉ là 1.
Có phật tử thắc mắc đã hỏi tại sao lại có lệ thắp 3 nén hương? Với con số 3 cũng như 84000 pháp môn nầy, tôi chưa thấy kinh sách nào giải thích rõ ràng. Tôi nghĩ chỉ có mình tôi không biết tại sao có tới tám vạn 4 ngàn pháp môn?.
Dù có nghe giảng đó chỉ là con số tượng trưng nhưng đã nói là tượng trưng, thì ai cũng có thể nêu ra bất cứ con số nào cũng được cả. Dĩ nhiên bây giờ nhất là những chùa ở hải ngoại trong những lễ lược lớn có nhiều người cúng lại trong chánh điện thì thường thắp một cây hương thay vì 3 nén hương thì chúng ta cũng hiểu tại sao rồi. Tuy nhiên, con số 3 này có thể là con số “Tam vô lậu học?” Giới hương, Định hương và Huệ hương? Hay số 3 còn tượng trưng cho 1) Sinh, 2) [Lão +Bệnh], 3) Tử. Lão và Bệnh thì cũng như là một, nên chỉ có Sinh-Lão-Tử ?.
Đối với các tôn giáo khác, số 3 được sử dụng để đại diện cho các tầng trời. Số 3 cũng có ý nghĩa được nhắc đến không chỉ trong Ba ngôi nhất thể, mà còn trong Ba nhà thông thái và trong kiến trúc nhà thờ. Trong Kito giáo, số 3 đại diện cho Thiên Chúa Ba Ngôi - Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thành Thần.
Số 3 cũng có ý nghĩa quan trọng trong thần thoại Bắc Âu. Ví dụ, Thor đã sử dụng ba vũ khí chính để chống lại những người khổng lồ.
Ngoài ra, 3 điểm tạo ra mặt phẳng, ghế 3 chân, thế chân vạc, tam quốc, tinh-khí-thần hợp nhất, ...cho nên con số 3 này rất bí ẩn và đầy thú vị đối với chính ta.
Số 7
Khi sinh ra, đức Phật bước 7 bước, nở ra 7 đoá sen.
Số 7 rất có ý nghĩa trong Phật giáo
Theo Kinh thánh, Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Truyền thống của người Do Thái cho rằng, số 7 là số thông minh và họ có 7 ngày Thánh lớn trong năm.
Người thực hiện nghiên cứu Alex Bellos cho biết: "Sở dĩ nhiều người tỏ ra tôn kính với số 7 là bởi nó mang nhiều ý nghĩa trong suốt lịch sử con người và có tính độc đáo rất riêng".
Trong 10 số tự nhiên cơ bản, số 7 là số chỉ chia hết cho 1 và chính nó. Không như các số 6,8,10 chia được cho 2 và 9 chia hết cho 3.
Con số 7 còn tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là Đông, Tây, Nam, Bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lai. Đây cũng là con số thường xuyên được nhắc đến trong các nền văn hóa, lịch sử như 7 kỳ quan cổ đại của thế giới, 7 ngày trong tuần, 7 vòng tròn của vũ trụ hay cầu vồng có 7 màu sắc (đỏ, vàng, cam, lục, lam, chàm, tím); âm nhạc có 7 nốt (đồ, rê, mi, pha, son, la, si).
Các cụ thường nói: uốn lưỡi 7 lần trước khi nói; trai uống 7 hớp nước, gái 9 hớp nước sẽ hết bị ‘nất cụt;’ và đêm 7 ngày 3 ra vào không kể cho những kẻ ái dục tình?
7x7 = 49, con số này được dùng nhiều trong các buổi tang lễ tại Trung Quốc. Theo quan niệm, hồn ma sẽ vất vưởng tại dương gian trong vòng 49 ngày sau khi tạ thế. Luật lệ truyền thống quy định phải hành lễ cầu kinh đến khi họ siêu thoát.
Trong The Conversation, Steve Humble MBE là nhà nghiên cứu về phát triển và giáo dục quốc tế, và là trưởng khoa Sư phạm Toán bậc Tiểu và Trung học tại Đại học Newcastle, Anh viết, “Năm 1956, nhà tâm lý học George A Miller xuất bản một bài viết trong Tạp chí Tâm lý Học với tiêu đề “Số bảy kỳ diệu, cộng hoặc trừ hai. Trong bài viết, ông nói về số 7, là một số nguyên tố mà ông gặp ở nhiều nơi. Ví dụ, trong tôn giáo, rất nhiều điều liên quan tới số 7, như Bảy tội đáng chết, Bảy lời thề. Còn những người bán hàng tin vào “quy tắc số 7”, nói rằng người ta cần nghe một thông điệp bán hàng bảy lần trước khi có hành động. Tuy nhiên, Miller nói rằng đây không đơn thuần là sự trùng hợp.
Ký ức ngắn hạn của chúng ta được chứng minh là có hiệu quả tốt khi nhớ tối đa 7 điều. Chúng ta có thể phân biệt và đánh giá về bảy chủng loại khác nhau. Tầm chú ý của chúng ta cũng sẽ nhớ được khoảng bảy vật thể khi liếc mắt. Miller cũng khám phá các lĩnh vực khác liên quan tới việc chúng ta ghi nhận và lưu giữ thông tin và ngạc nhiên phát hiện rằng số bảy dường như xuất hiện ở mọi nơi. Tóm lại, Miller không đưa ra kết luận rằng điều này có ý nghĩa gì sâu sắc, nhưng nói rằng rất có thể số bảy đặc biệt hơn những gì chúng ta vẫn tưởng và cần nghiên cứu thêm.”
Số 142857
Đây có lẽ là số vòng (cyclic number) nổi tiếng nhất trong hệ thập phân. Khi nhân 142857 với các số từ 1 đến 6, kết quả đều là sự hoán và dịch chuyển của 142857, riêng nhân với số 7 thì kết quả sẽ là 999999.
Chắc có lẽ chúng ta sẽ thắc mắc rằng với những số lớn hơn 7 thì quy luật này sẽ tiếp diễn như thế nào? Đây có lẽ là tính chất khiến cho số 142857 trở nên cuốn hút hơn nữa: chúng ta hãy lấy 6 chữ số ngoài cùng bên phải của kết quả, cộng với phần còn lại ở bên trái, liên tục cho đến khi kết quả là một con số có 6 chữ số. Chúng ta sẽ ngạc nhiên về kết quả của phép cộng liên tục này sẽ luôn là 1 trong 7 chữ số nêu trên. Ví dụ như:
2015 * 142857 = 287.856855
287 + 856855 = 857142
hay như 20152015 * 142857 = 2878856.406855
2878856 + 406855 = 3.285711
3 + 285711 = 285714
Ở một khía cạnh khác, cũng đặc biệt không kém: 142857 là phần thập phân vô hạn tuần hoàn của 1/7, có nghĩa là: 1/7 = 0.142857142857142857… Hay là điều huyền bí vốn xuất phát từ số 7? Phải chăng triết lý trong Phật giáo coi trọng số 7 là hoàn toàn có cơ sở?
Số 8
Con số 8 này tương tự như 8 điều bất tử trong đạo Lão hay Bát Chánh Đạo trong Phật Giáo tưởng chừng như hết sức đơn giản, nhưng ít ai biết được một quy luật rất độc đáo của số 8 như một vòng nhân duyên, đếm từ 1 đến 9 rồi từ 9 đến 1:
Số 8 được cho là biểu tượng của vô cực và thiên đường. Theo quan niệm của người Trung Quốc và Việt Nam, số 8 có nghĩa là tốt đẹp, mọi thứ đều phát triển không có điểm dừng tượng trưng cho sự giàu có và may mắn mãi trường tồn. Con số 8 được tin là rất may mắn trong lĩnh vực kinh doanh. Cặp số 8 (88) thường được dùng trong buổi hôn lễ nhằm thể hiện niềm hân hoan và cặp đôi được hạnh phúc. Số 8: Phiên âm là ba (bát), số 8 trong tiếng quảng đông phát âm gần giống chữ phát (phát tài), trong dịp năm mới họ thường chúc nhau 8 chữ: “Chúc mừng năm mới, cung hỷ phát tài!”
Ở phương Tây, số 8 là con số của tính hiệu quả, quyền lực, sức mạnh và tôn kính. Nó đại diện cho sự thành công và thịnh vượng.
Số 18, 36, và 108
Trong Phật học thì con số 108 tượng trưng cho 108 phiền não (Kleśā) của con người. Lục giác (thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, cảm giác, và thức giác) nhân làm ba, tức ba loại phản ứng (lạc, khổ, vô ký) thì ra con số 18. Mười tám nhân hai, tức hai thể (thiện hay bất thiện) thì có con số 36. Ba mươi sáu nhân ba, tức ba thời (quá khứ, hiện tại, và vị lai) thì là con số 108 phiền não. Ngoài ra trong Tây Du Ký, còn có 36 phép thần thông của Nhị Lang Thần Dương Tiển, và 72 (36x2=72) phép biến hóa của Tôn Ngộ Không.
Phật giáo Việt Nam thì giải thích là khi lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) không thanh tịnh vì thiếu lục thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức) thì dễ bị dao động bởi lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp). Sáu căn, sáu trần, và sáu thức cộng lại, thành ra thập bát giới (18). Con số này nhân cho sáu phiền não căn bản (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) thì là số thành 108 (18x6 =108).
Những suy luận sau đây từ wikipedia chỉ là phỏng đoán chứ không có nguồn dẫn chứng:
Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não?
Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thập Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa?
Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diệu Giác?
Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán?
Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho 21 vị, tức là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật?
Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm?
Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 1.080?
Chuỗi giải thích cuối cùng về 10 cảnh giới của Phật Giáo trên này theo tôi thấy thì nó tình cờ trùng hợp với 10 + 1 chiều không gian (dimensions, cảnh giới, cõi) của Vật Lý Gia Stephen Hawking?
Những con số đầy thú vị khác
Tiến sỹ Curtis Cooper thuộc Đại học Central Missouri đã tìm ra số nguyên tố lớn nhất được biết tới: (274207281) – 1. Nó có độ dài khoảng 22 triệu chữ số và nếu in ra đầy đủ sẽ phải mất vài ngày để đọc xong. Việc phát hiện ra số này là nhờ công trình hợp tác của những tình nguyện viên sử dụng phần mềm miễn phí GIMPS (Bộ tìm kiếm số nguyên tố lớn qua Internet – Great Internet Mersenne Prime Search) để tìm kiếm các số nguyên tố.
Một số chỉ chia hết cho số 1 và chính nó được gọi là số nguyên tố. Đây là danh sách các số nguyên tố nhỏ hơn 100: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23, 29, 31, 37, 41, 43, 47, 53, 59, 61, 67, 71, 73, 79, 83, 89, 97.
In ‘The 22 million digit number … and the amazing maths behind primes,’ January 20, 2016 11.40am EST, The Conversations: “It is a quite extraordinary figure. Dr Curtis Cooper from the University of Central Missouri has found the largest-known prime number – written (274207281)-1. It is around 22m digits long and, if printed in full, would take you days to read. Its discovery comes thanks to a collaborative project of volunteers who use freely available software called GIMPS (Great Internet Mersenne Prime Search) to search for primes.
A number which can only be divided by itself and 1 without a remainder is called a prime number. Here is a list of the primes less than 100: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23, 29, 31, 37, 41, 43, 47, 53, 59, 61, 67, 71, 73, 79, 83, 89, 97.”
Số 13 Xui Xẻo
Các con số xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta, và nhiều niềm tin vô cớ – cả xấu lẫn tốt – đã xuất hiện từ những con số. Điều đáng lưu ý là những con số gắn với niềm tin vô cớ ấy hầu như đều là số nguyên tố. Niềm tin rằng số 13 không may mắn, đặc biệt là có những người mắc chứng sợ Thứ Sáu ngày 13.
Lời giải thích phổ biến nhất cho số 13 không may mắn nói rằng tại bữa ăn cuối cùng có Đức Chúa Jesus và 12 tông đồ, người khách thứ 13 là Judas Iscariot, sau này đã phản bội Đức Chúa Jesus.
Giải thưởng cho những nhà nghiên cứu
Các nhà toán học đã tìm kiếm những quy luật trong các số nguyên tố hơn 3000 năm qua nhưng chỉ có được một chút hiểu biết. Họ tin rằng sẽ vẫn còn rất nhiều các quy luật của các số nguyên tố vẫn chưa được tìm ra. Phát hiện gần đây là sự tiếp nối của cuộc tìm kiếm đó.
Viện toán học Clay đang treo giải 1 triệu Đô la Mỹ cho bất kỳ ai có thể giải được “Bài toán Riemann.” Đây là một bài toán đố phức tạp xuất phát từ những nỗ lực của các nhà toán học trong việc tìm hiểu sự rắc rối của số nguyên tố. Và vì vậy, một số người cho rằng tìm ra các số nguyên tố lớn hơn có thể giúp tìm được lời giải cho bài toán này.
Hoặc có thể bạn đang tìm kiếm “sự thật”, điều mà các nhà toán học đã và đang làm từ rất lâu. Erastssthenes là một nhà toán học Hi Lạp làm việc tại thư viện tại Alexandra khoảng năm 200 Trước Công nguyên khi ông phát hiện ra phương pháp đầu tiên liệt kê các số nguyên tố.
Ông là người hiếu học (ông thường được gọi là Philogus, có nghĩa là “Người hiếu học”). Ông gọi phương pháp của mình là “cái sàng,” vì số nguyên tố sẽ xuất hiện khi áp dụng phương pháp này – và nó mang màu sắc “sàng lọc” số nguyên tố.
Trước hết hãy lưu ý rằng nếu n là hợp số, nghĩa là n=ab, thì a và b không thể cùng vượt quá √n. Ví dụ, với hợp số “21”— 21=3×7— chỉ có số 7 là lớn hơn √21 = 4.58. Vì thế, ông kết luận rằng bất kỳ hợp số n nào đều có thể chia hết cho một số nguyên tố p không vượt quá √n.
Theo đó để kiếm tra một số có phải là số nguyên tố hay không, chỉ cần chia số đó cho các số nhỏ hơn hoặc bằng căn bậc hai của nó. Để tìm ra số nguyên tố từ 2 tới 30, chúng ta chỉ cần sử dụng thực tế là √30 nhỏ hơn 7, và sau đó thử chia cho các số nguyên tố 2, 3 và 5.
Vì vậy, nếu bạn viết ra danh sách các số từ 2 tới 30 lên một tờ giấy, chúng ta có thể “sàng lọc” bỏ đi các số chia hết cho 2,3 và 5 thì chúng ta sẽ được các số nguyên tố là 2,3,5,7,11,13,17,19,23 và 29.
Định lý cuối cùng của Fermat (Fermat's Last Theorem)
Định lý cuối cùng của Fermat (Fermat's Last Theorem) được đưa ra bởi nhà toán học người Pháp Pierre de Fermat vào năm 1637. Hiểu một cách đơn giản, định lý này phát biểu: "Không tìm được bộ ba số nguyên, tôi gọi là tam nguyên, x, y, z nào thỏa mãn đẳng thức: xn + yn =zn với bất kỳ số tự nhiên n, n>2."
Một giáo sư Oxford, Anh Quốc, Sir Andrew Wiles mới đây đã được trao giải thưởng Abel cùng 700.000 USD cho công trình nghiên cứu chứng minh một trong những định lý toán học nổi tiếng nhất có tuổi gần 4 thế kỷ.
Vào những năm 1960, khi mới 10 tuổi, cậu bé Andrew Wiles đã bị ám ảnh bởi một cuốn sách ở thư viện địa phương với tựa đề The Last Problem. Cuốn sách này trình bày chi tiết một định lý có tới 330 năm tuổi nhưng lại chưa được chứng minh: Định lý cuối cùng của Fermat, hay còn gọi là Định lý lớn Fermat (Fermat's Last Theorem - FLT)
Giáo sư Andrew Wiles cùng phương trình Fermat vào năm 1998
Nhiều thập kỷ đã qua, cậu bé 10 tuổi ấy giờ là Giáo sư toán học tại Đại học Oxford (Anh), mới đây đã được trao tặng giải thưởng Abel 2016, một giải thưởng được ví như giải Nobel toán học bởi chính điều đã thu hút ông từ khi còn là một cậu bé.
Giải thưởng này được trao bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Văn chương Na Uy cùng với một khoản tiền mặt hơn 70.000 USD, trong đó, những người bình xét giải thưởng đã mô tả về thành tựu của giáo sư Wiles như là "một thời khắc lịch sử của ngành toán học."
Các số bí ẩn khác
Số nguyên tố là các con số kỳ lạ và khêu gợi trí tò mò. Ví dụ, không có số nguyên tố nào giữa 370.261 và 370.374, hoặc giữa số 20.831.323 và 20.831.533. Còn các số nguyên tố 13.331, 15.551, 16.661, 19.991, 72.227 và 1.777.771 là những ví dụ về các số đọc xuôi ngược đều như nhau. Các số này không đổi khi chữ số được đảo từ cuối lên đầu.
Số 9
Số 9 cũng ẩn chứa một quy luật không kém phần ngạc nhiên; số 9: Trong tiếng Trung Quốc, 9 được phiên âm là jiu (cửu), tức mang ý nghĩa lâu bền. Nó là chữ số đơn lớn nhất, tượng trưng cho đại phúc, đại thọ và đại cát. Riêng con số 10 (thập) hoàn hảo là dành cho thần. Trường hợp như Tử Cấm Thành có “9999,5” gian phòng; gần đạt đến số 10000 đại biểu cho sự hoàn hảo dấu “,” đại biểu cho sự hướng đến thiên thượng.
Ngày tháng năm sinh của bạn
1. Lấy ngày sinh của bạn nhân với 25
2. Sau đó cộng với 2255
3. Rồi lấy kết quả nhân với 4
4. Trừ đi 4444
5. Cộng với tháng sinh của bạn
6. Kết quả nhân với 50
7. Lại trừ đi 5500
8. Rồi lại lấy kết quả nhân với 2
9. Cộng với 2 chữ số cuối trong năm sinh của bạn
10. Trừ đi 446600
Ngày tháng năm sinh của bạn thật đặc biệt, đúng không nào?
Lê Huy Trứ